Những sự cố khách quan khiến thang máy ngừng hoạt động

Những sự cố khách quan khiến thang máy ngừng hoạt động

Những yếu tố quyết định đến chất lượng vận hành của thang máy, tính ổn định cũng như độ em ái khi vận hành, đó chính là 3 yếu tố tiên quyết: Chất lượng thiết bị, chất lượng khâu lắp đặt và chất lượng dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên, khi đã hội tụ đủ cả ba yếu tố trên thì vẫn còn đó những nguyên nhân khách quan khiến thang máy gặp sự cố hỏng hóc.

Thang máy hỏng do sự cố ngập nước vào mùa mưa

Ảnh sưu tầm

Có những khả năng sau có thể xảy ra khi mùa mưa đến đe dọa đến hoạt động của thang máy:

-  Ngập nước tại tầng thấp nhất (có thể là tầng hầm hoặc tầng trệt), nước tràn vào hố pít thang máy. Nếu cabin thang máy đang ở các tầng trên khi bị nước tấn công thì khi gặp phải sự cố này thực sự không nguy hại gì nhiều.
-  Nước từ các tầng chảy ngược vào hố thang máy qua cửa tầng: khi đó nước sẽ làm ảnh hưởng tới đường điện ở cửa tầng, nếu với một liều lượng mạnh thì có thể chảy cả vào nóc cabin gây thiệt hại tới tủ điều khiển trên nóc cabin.
-  Nước phả từ các cửa sổ, cửa thông gió trên phòng máy: Đây có thể nói là tình huống nghiêm trọng nhất, nước có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ thiết bị của thang từ máy kéo, tủ điều khiển trung tâm, tủ điều khiển cabin, cửa tầng.


Thang máy "đơ" do nhiệt độ trong phòng máy quá cao vào mùa hè

Ảnh sưu tầm

Trong điều kiện nắng nóng vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời từ 30-40 độ C thì nhiệt độp trong phòng máy còn cao hơn nhiều do cộng thêm cả nhiệt thoát ra từ các thiết bị khi thang vận hành.

Chính vì thế không có giải pháp thoát nhiệt tốt thì thang máy sẽ bị đơ, ngừng hoạt động. Đây là cơ chế phản vệ cơ bản của các thiết bị điện tử.

Vì vậy, khi thiết kế và xây dựng phòng máy thang máy cần phải lưu ý:

-  Cửa chính ra vào phòng máy không nên làm kín, tốt nhất là nên làm cửa hoa sắt để nhiệt độ có thể tản ra ngoài và đảm bảo lưu thông không khí.
-  Làm cửa chớp thoát nhiệt
-  Nếu không đảm bảo có thể lắp thêm quạt, thậm chí là điều hòa nhiệt độ cho phòng máy.


Thang máy hỏng do chuột gây họa

Ảnh sưu tầm

Trung bình hàng năm, chúng tôi xử lý hàng trăm trường hợp thang máy tải khách, thang máy gia đình gặp các sự cố mà nguyên nhân chính là do chuột gây nên:

-  Chuột cắn phá hệ thống dây dẫn điện, dây tín hiệu
-  Chuột bị kẹt vào hệ thống thắng cơ thang máy
-  Để hạn chế tối đa những tình huống do chuột gây ra thì:

Đối với phòng máy: Khu cửa ra vào, cũng như cửa thông gió ngoài làm khung thép thì nên làm lưới thép chống chuột.
Khu vực hố thang: Mặt trong hố thang thì thường là không trát vữa, tuy nhiên cần phải làm phẳng bề mặt, không để lỗ hổng để chuột có thể chui vào.


Những sự cố do điện lưới

Ảnh sưu tầm
Thang máy gia đình có thể dùng điện 1 pha hoặc 3 pha (thường thì dùng nhiều loại thang máy gia đình sử dụng điện 3 pha hơn). Những sự cố lưới điện có thể làm thang máy ngừng hoạt động như:

-  Mất điện lưới
-  Điện bị mất pha
-  Đảo pha
-  Sụt áp quá mức


Sự cố thang máy do bị sét đánh

Ảnh sưu tầm

-  Sét đánh gây ra hỏng hóc rất nghiệm trọng mà đa số nếu gặp phải thì các thiết bị hầu như sẽ phải thay mới mà không còn khả năng sửa chữa:
-  Sét đánh vào lưới điện: Nếu các aptomat không được sử dụng đúng công suất thì khi sét đánh vào lưới điện của khu vực thì có thể xông ngược làm hỏng thang máy.
-  Do hệ thống tiếp địa của thang máy mà cụ thể là cọc tiếp địa của thang máy được đóng quá gần chọc tiếp địa của hệ thống chống sét, khi đó sét đánh vào cột thu lôi vô tình sẽ ảnh hưởng tới thang máy.
Trên đây là những sự cố khách quan, bất khả kháng mà có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của thang máy. Quý khách hàng sau khi tham khảo cần phải có giải pháp để nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro, nên tham vấn thêm ý kiến tư vấn từ nhân viên tư vấn thang máy để có giải pháp tối ưu nhất. Mọi thắc mắc về lắp thang máy gia đình, sửa chữa và bảo dưỡng; liên hệ ngay Thang máy Thiên Ân để được tư vấn thiết kế nhanh nhất bạn nhé!

Tổng hợp

Thang máy Thiển Ân

Thống kê truy cập

270832
Online: 2 - Today: 188
Phone